ĐÔI ĐIỀU CẢM NGHĨ
VỀ BÀI THƠ “VỊNH PHẬT” CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
Thích Hạnh Đức
Triết học Phật giáo là một trong những cội rễ khơi nguồn tinh thần dân tộc-nhân văn của con người phương Đông.Vì thế mà nhiều nhà thơ đã tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác từ những quan điểm nhân sinh của đạo Phật.Trong đó có nhà thơ Nguyễn Công Trứ.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là một trong số cây bút thơ Nôm tiêu biểu của dòng văn học Việt Nam thời Trung đại.Tuy rằng tác phẩm viết về đạo Phật của ông chỉ duy nhất có bài”Vịnh Phật” nhưng đó lá bài thơ mang tinh thần Phật giáo sâu sắc và thể hiện cảm quan tinh tế của nhà thơ đối với đạo Phật:
“thuyền từ một lá chơi vơi
Bể trần chở biết bao người trầm luân”
Con thuyền của lòng từ bi và bác ái, dẫu đang lưu lạc chơi vơi trong biển khổ cuộc đời, vẫn miệt mài tìm bờ bình an và hạnh phúc để con người được cập bến. Đẹp biết bao hình ảnh chiếc thuyền từ bi cũng như chiếc lá bồ đề vẫn bập bềnh trên mênh mông sóng nước, bao nhiêu là gió mưa, bao nhiêu là bão tố. vậy mà chiếc lá ấy vẫn muốn mình là một cánh buồm từ bi cứu vớt bao sinh linh bé bỏng đang trôi dạt giữa dòng nước cuộn sóng. Từ cõi mê đến cõi tỉnh, từ trầm luân đến niết bàn quả là một sự hoán đổi kỳ diệu! Mấy câu thơ đầu với hình ảnh so sánh ví von đã thể hiện cảm tình đặc biệt của Uy Viễn tướng công đối với đạo pháp, có khác chi một người con đã quay về dưới bóng Cha lành để tìm lại một bờ vai yêu thương.
Nguyễn Công Trứ đã tán tụng đức phật như một đấng tối cao có sức mạnh cảm hoá trời đất: “Thiên thượng thiên hạ vô như Phật” NCT đã nhận thức một cách sâu sắc như vậy bởi vì theo ông, cái rất nhỏ cũng như cái rất to đều ở trong đạo Phật: “Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài”. Ông đã thấy được tầm bao quát rộng lớn của đạo phật đối với con người và xã hội, cả thế giới vĩ mô, lẫn thế giới vi mô.
Thế giới rộng lớn như vậy, tầm bao quát thế giới của đạo phật rông lớn đến là vậy, nhưng không ít người vẫn còn nhìn đạo phật qua một lăng kính quá nhỏ, với cách nhìn e còn nhiều thiển cận. Với cách nhìn nông cạn ấy, không ít người đã từng kinh qua bao nhiêu là sách nho, sách phật, vẫn không thấy được những tương đồng cơ bản giữa đaọ phật và đạo nho, cho rằng đạo phật là hư vô, là không tồn tại. là một nho sĩ tha thiết với lý tưởng trị - bình của Nho giáo, vậy mà trong những năm tháng cuối đời mình, ông đã nhận ra được chân giá trị đạo pháp của cuộc sống.
“chữ kiến tính cũng là suất tính”
kiến tính là theo tính tự nhiên, là chữ dùng trong kinh phật. xuất tính cũng cùng một nghĩa, nhưng là chữ dùng trong sách đạo nho. Sách Trung Dung có câu: “ thiên mệnh chi vĩ tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo”,( có nghĩa là: mệnh trời phó cho gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, sửa cho hợp đạo gọi là giáo). Dù là đạo phật hay là nho thì quan điểm cơ bản vẫn là hướng thiện, vẫn là cố gắng làm cho con ngươì và cuộc sông tốt đẹp hơn.
Triết lý của nhà phật, vì vậy cũng là những tư tưởng diệu vợi, những quan điểm nhân sinh sâu sắc thấm nhuần tinh thần dung hợp dân tộc và đạo pháp. Vậy mà, vì ngu muội, vì mê lầm, trong lịch sử con người đã có những hành động chống phá và miệt thị kinh phật, ấy là những người không nhìn hết được, không nghiệm hết ra những lời giáo huấn của đức phật.
Khác biệt với giáo chủ các tôn giáo khác, đức phật Thích Ca luôn khuyên mọi người hãy tin tương vào khả năng của chính mình để thành tựu giác ngộ và giải thoát. Ngài nói: “ta là phật đã thành, các người là những vị phật sẽ thành”,(kinh Đại Bát Niết Bàn- Trường Bộ Kinh 1và Kinh Du Hành- Trường A Hàm 1). Nói như vậy là đức phật đã đặt vị trí bình đẳng giữa ngài và chúng sanh, đặt niềm tin vào con người: “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Đạo phật đã khơi dậy khả năng tiềm tàng trong con người của những thế kỷ mà bóng tối và sự u mê vẫn còn chế ngự ánh sáng và lòng tin. lịch sử đã có những người muốn khống chế sức mạnh của trí huệ và sức cảm hoá của lòng từ bi. Bài thơ nhắc đến tích vua Hàn Dũ (768-842), điên cuồng tiêu diệt đạo phật, đốt hết kinh sách, thiêu trụi lòng tin của con người vào chính đạo: “kể muốn đem nhân kỳ nhân, hoả kỳ hoả, ly kỳ cư”. Thế nhưng, giường mối của đạo vẫn được mọi người noi theo, bởi lẽ cái thiện dẫu gặp phải bao chông gai trên con đường đi tìm chân lý của mình thì cuối cùng vẫn chiến thắng trong vinh quang: “song đạo thống vẫn rành rành công cứ”.
Như một đoá sen tươi dẫu trong bùn dơ vẫn toả hương thơm ngát. Đạo Phật sống giữa lòng dân tộc và thời đại vẫn luôn được nuôi dưỡng và lớn lên, bởi lẽ: đạo phật theo lẽ trời mà có và cũng ở trong lòng người mà ra.
“ Bạng y thiên lý hành tương khứ
Đô tự nhân tâm tố xuất lai”
Hai câu thơ tiếp sử dụng điển cố Hà Lạc, tức Hà đồ và Lạc thư, khởi nguyên của kinh dịch. Phật giáo và kinh dịch có những điểm giống nhau, đều là những lý tưởng tốt đep về cuộc sống.Vì thế mà con đường đạo vẫn thẳng tắp không chút quanh co, là kim chỉ nam của cuộc sống. Đạo phật là của mọi người, từ người lao đông bần hàn đến người giàu sang. Đạo phật sinh ra từ cuộc sống, gắn liền với cuộc sống, đó là sự thật chẳng thể nào chuyển đổi được: “trong nhật dụng sao rằng đạo khác”.
Con người thưòng luôn gắn liền mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời mình với một quan niệm tấm linh nhất định.Có người vì lẽ hiếu mà sống, có người vì chữ tình chữ nghĩa mà sống, có người vì cái tôi mà sống và phấn đấu. Bánh xe luân hồi cứ xoay vần con tạo, đến khi về già mới nhận ra được quy luật của cuộc sống:
“nghiệp duyên vốn tự mình ra
Rơi vuông tắc có thiên đường địa ngục”
Đức phật dạy: vì cái nghiệp mà sinh ra cái duyên. Duyên hay nghiệp trong cuộc đời này đều khởi tự do tâm mà ra: “tâm tạo nên nghiệp lành, hiện thành cảnh giới chư thiên tốt đẹp ,tâm tạo nên nghịêp dữ, hiện thành cảnh giới địa ngục xấu xa. Tâm tu theo đạo bồ đề, gây nhân giải thoát thì được tự tại yên vui ngoài vòng luân hồi đau khổ”
Tất cả mọi người, tất cả chúng sanh đều có bản tính giác ngộ ở trong người, bản tính đó là Phật tánh, là cái khả năng vốn có của con người có thể thành phật trong tương lai. Có thể xem đây là những đúc kế thể hiện tinh thần phật học hết sức sâu sắc của NCT. Phải là con người đã từng trải nghiêm bao cay đắng trầm luân của cuộc đời mới có thể hiểu được chân giá trị của đạo phật đến vậy. Chúng ta cũng hoan hỷ mong cho con người vẫn còn chút: “ lòng trần mắt thịt” ấy sớm tìm thấy bến đỗ của cuộc đời, để mà an lạc, để mà thảnh thơi trong cảnh giới tâm từ.
Tu Viện Tây Phương
ngày mùa xuân